Vì sao bị hôi miệng? Nguyên nhân và cách trữa trị hiệu quả

Hôi miệng không phải là một căn bệnh nhưng hậu quả của hôi miệng thì ảnh hưởng trực tiếp đến người mắc chứng này và cả những người xung quanh. Hơi thở có mùi hôi là nguyên nhân dẫn đến việc chủ nhân hạn chế tiếp xúc với người khác, như e dè, ngại bị phát hiện, dẫn đến kém tự tin khi giao tiếp. Vậy vì sao lại bị hôi miệng? Cách chữa hôi miệng hiệu quả là gì?

Hôi miệng là một chứng bệnh gây nên mùi khó chịu khi hơi thở thoát ra ngoài. Đây là một chứng bệnh không hề hiếm gặp, chiếm 40 % dân số. Bệnh không gây nguy hiểm cho chủ nhân nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Người mắc phải chứng này thường mất tự tin và bối rối khi giao tiếp.

Hơi thở hôi là do sự kết hợp các hợp chất lưu huỳnh bay hơi gọi là VSC chẳng hạn như H2S ( Hydro Sulfua – mùi trứng thối), CH3SH ( Methyl Mercaptan – mùi hăng của tỏi ) và CH3CH3 ( Dimethyl Sulfide)….

Vì sao bị hôi miệng? Nguyên nhân và cách trữa trị hiệu quả

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của chứng hôi miệng là sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi.

1. Vi khuẩn

Hợp chất sulphur dễ bay hơi được cho là được tạo ra bởi các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn này định vị tại những vùng ứ đọng của miệng, như là các túi nha chu, bề mặt lưỡi, vùng kẽ răng và trong lỗ sâu răng.

2. Nguyên nhân tạm thời

Khi ăn những thức ăn hay nước uống có chứa chất gây khô miệng, như chất lỏng có chứa alcohol (rượu vang hay một số nước súc miệng) và thuốc lá, hay cung cấp hàm lượng protein hay đường cao. Các thực phẩm từ sữa khi phân huỷ trong miệng sẽ giải phóng các amino axit chứa rất nhiều sulphur. Hành và tỏi có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào máu, và sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc ra ngoài. Việc hút thuốc lá không chỉ tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng hôi miệng, bởi vì khói thuốc làm khô niêm mạc miệng. Hơi thở vào buổi sáng có liên quan đến việc giảm tiết nước bọt dẫn tới khô miệng tạm thời và hôi miệng.

3. Nguyên nhân có nguồn gốc trong miệng

  Bệnh nha chu và lợi (nướu) liên quan đến mảng bám, như viêm lợi, viêm nha chu, viêm lợi hoại tử, loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe.

Vết loét do ác tính, nguyên nhân tại chỗ, viêm niêm mạc miệng dạng ap-tơ mãn tái phát hay tác dụng của thuốc.

Giảm tiết nước bọt do tuổi tác, do dùng thuốc, xạ trị, hoá trị liệu, hội chứng Sjogren.

Lớp cặn lưỡi do vệ sinh răng miệng kém, nhiễm nấm candida.

Sự lắng đọng thức ăn ở răng giả hoặc khí cụ chỉnh nha.

Bệnh về xương như viêm tuỷ xương, hoại tử xương, viêm ổ răng khô và bệnh ác tính.

Cách chữa hôi miệng hiệu quả

1. Duy trì việc vệ sinh răng miệng thật cẩn thận

Vì sao bị hôi miệng? Nguyên nhân và cách trữa trị hiệu quả

Việc đánh răng ít nhất 2-3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn là liệu pháp đơn giản nhất để hạn chế chứng hôi miệng.

Đặc biệt nếu đã bị hôi miệng thì sau khi ăn bất kỳ thức ăn gì đều phải uống nước sau đó vệ sinh cho sạch miệng. Nếu không thức ăn sót lại ở miệng sẽ lên men do vi khuẩn tồn tại, thậm chí sản sinh vi khuẩn mới. Thức ăn sót lại sẽ tạo ra các phản ứng hóa học với các chất có tính axit trong nước bọt ở khoang miệng trong một thời gian sẽ tạo ra mùi hôi.

2. Uống nhiều nước và xúc miệng bằng nước sạch

Có lẽ phản ứng đầu tiên của mọi người khi phát hiện ra mình bị hôi miệng là tìm ngay một chai nước xúc miệng. Tuy nhiên, mùi hương bạc hà the mát trong nước xúc miệng chỉ có thể tạm thời giấu đi hơi thở khó chịu. Một vài nước xúc miệng có thành phần diệt vi khuẩn nhưng chúng không thể thay thế việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và chỉ nha khoa đều đặn vì chính những loại nước xúc miệng cũng được khuyên dùng sau khi đánh răng xong.

KẾT LUẬN

Hôi miệng là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cá nhân ở tất cả các lứa tuổi. Các yếu tố bệnh nguyên chính bao gồm các vi khuẩn trong khoang miệng liên quan đặc biệt đến các bệnh nha chu và bề mặt của lưỡi. Ngoài ra còn các vấn đề về tai-mũi-họng, hệ tiêu hoá, tâm lý…

Vì phần lớn các chứng hôi miệng có liên quan đến miệng (90%), nên nhân viên nha khoa là người điều trị đầu tiên khi thực hiện điều trị răng/nha chu và hướng dẫn vệ sinh răng miệng cá nhân. Thậm chí, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần cồn có trong nước xúc miệng có thể gây khô miệng mà khi răng miệng thiếu nước bọt là chất khử trùng tự nhiên thì vi khuẩn sẽ sinh sôi dễ dàng hơn và bệnh hôi miệng của bạn lại càng tệ hơn. Vì vậy nước lọc được khuyên là loại nước xúc miệng tốt nhất, vừa có thể cuốn trôi thức ăn mắc lại trong miệng, vi khuẩn và làm ẩm khoang miệng.