Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị sâu răng, có nhiều yếu tố góp phần vào tỷ lệ sâu răng ở trẻ em. Nhưng sâu răng sữa vẫn là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi 3-4 tuổi. Điều quan trọng của các bậc phụ huynh là cần tìm kiếm sự chăm sóc của nha khoa để kiểm tra thường xuyên để nha sĩ đánh giá nguy cơ sâu răng, kiểm tra rắng và cấu trúc răng của bé. Vậy:
Tại sao các bé đều có tỷ lệ sâu răng cao?
Thực trạng hiện nay cho thấy, ở lứa tuổi từ 3-4 tuổi có nguy cơ bị sâu răng nhiều. Ở lứa tuổi này trẻ em còn chưa nhận thức được vấn đề vệ sinh răng miệng, thường xuyên có thói quen ăn đồ ngọt sẽ dẫn đến tỷ lệ sâu răng ở các bé cao.Vì vậy các phụ huynh cần có nắm rõ nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa sâu răng cho các bé
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng ở bé?
Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng thường là:
- Do vi khuẩn ( mảng bám răng ): Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra sâu răng, nó tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ các mảng bám răng. Chúng sử dụng đường trong thức ăn và đồ uống để tạovà phát triển các mảng bám răng. Đồng thời tiêu hóa đường để tạo ra a – xit, ăn dần ào các chất vô cơ ở trong men răng, ngà răng và lỗ sâu răng
- Do chất bột đường: Các chất bột đường được đưa vào miệng qua thức ăn thường tồn tại trong 20 phút đấn khoảng 1 tiếng trong miệng sau khi ăn. Trẻ em thường thích ăn vặt, dùng các đồ uống, thức ăn có đường.
- Do thời gian đánh răng và nước bọt ( dòng chảy Ph ): Không thường xuyên vệ sinh răng miệng dễ dẫn đến tình trạng sâu răng
Ngoài các nguyên nhân chính thường gặp trên còn có nguyên nhân là do hút thuốc thụ động. Trẻ em không hút thuốc, nhưng sống và ở những nơi thường xuyên tiếp xúc đến thuốc lá sẽ dễ dẫn đến tình trạng sâu răng. Với việc tiếp xúc với hàm lượng lớn khói thuốc do người lớn nhả ra sẽ làm tăng gấp 2 lần nguy cơ bị sâu răng ở trẻ nhỏ.
Hậu quả của việc sâu răng ở trẻ em
Nhiều bậc phụ huynh hiện này không chú ý, quan tâm đến vấn đề răng miệng của trẻ đặc biệt là tình trạng sâu răng. Một phần do công việc của các bạn quá nhiều, một phần do các bạn chủ quan về vấn đề sâu răng của các bé, cứ nghĩ: “trẻ em mọc răng sữa có sâu răng thì sau này đổi răng mới là hết”. Nhưng không, đó là những sai lầm khi nhắc phải, các bạn nên biết hậu quả sâu răng ở trẻ em để có ngay cách phòng ngừa từ sớm.
Sâu răng ở trẻ nhỏ thường tiến triển rất nhanh. Giai đoạn đầu không đau, càng nặng hơn bệnh sẽ xuất hiện triệu trứng như: đau nhẹ, đau tăng dần, đau khi ăn, thậm chí là đau cả tối….Điều đó khiến trẻ quấy khóc, mất ngủ. Khi sâu răng bước vào giai đoạn nặng hơn sẽ khiến sưng nề và tạo ap-xe cho lợi. Không được điều trị kịp thời sẽ khiến sưng nề cả vùng má, làm má bị lệch một bên mặt, miệng bé sẽ có mùi hôi khó chịu.
Đặc biệt là khi sâu răng sữa sớm sẽ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, mọc nghiêng, không mọc được, gây cảm giác khó chịu cho bé
Cách phòng ngừa và chữa trị tình trạng sâu răng cho các bé
Các bé sẽ không còn bị sâu răng nếu chúng ta có cách phòng ngừa ngay từ đầu.
- Các cách phòng ngừa sâu răng cho các bé:
+ Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho bé
Đối với các bé dưới 2 tuổi nên sử dụng gạc hoặc vải mềm nhẹ nhàng lau sau mỗi lần bé bú hoặc uống nước có đường. Đối với các bé băt đầu mọc răng cửa hướng dẫn các bé cách đánh răng và kem đánh răng đúng phương pháp
Đối với các bé từ 3-4 tuổi trở lên thì hãy cho các bé sử dụng bàn chải đánh răng loại nhỏ, người lớn nên hỗ trợ, khuyến khích trẻ nhỏ đánh răng thường xuyên 2 lần/ ngày. Có thể hướng dẫn cho trẻ thêm về cách sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng khi thức ăn bị dắt ở kẽ răng.
+ Cần có chế độ ăn uống hợp lý.
Ở trẻ vẫn còn bú mẹ, cần giớ hạn số lần cho trẻ bú 8 lần vào ban ngày và nhiều nhất là 2 lần vào ban đêm. Không cho bé ngậm bình sữa khi đã ngủ. Boe động tác cho bú khi ru bé ngủ.
Ở trẻ lớn tuổi hơn cần hạn chế ăn vặt, ăn những đồ ăn có nhiều đường, nhiều tinh bột nhưu bánh ngọt, kẹo…. đặc biệt là hạn chế tình trạng uống sữa đêm.
Nên cho trẻ em ăn nhữ thực phẩm có giàu canxi và vitamin như rau xanh, pho-mát, đậu nành…., uống nhiều nước trong ngày.
+ Nên khám răng định kì 6 tháng/ lần cho bé để được phát hiện và điều trị vấn đề về răng miệng của bé một cách sớm nhất.
+ Sử dụng nguồn nước có Flour đạt tiêu chuẩn (0,5-0,7ppm), sử dụng nước súc miệng có Flour (NaF 0,2%), sử dụng thuốc đánh răng có Flour.
- Cách chữa trị tình trạng sâu răng của bé:
Phát hiện tình trạng sâu răng của bé hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được các nha sĩ chuẩn đoán và có các phương pháp chữa trị kịp thời.